0
Chưa có sản phẩm trong giỏ!
0
Chưa có sản phẩm trong giỏ!

'Thiết bị IoT sẽ giúp Việt Nam làm chủ dữ liệu'

Đại diện Vconnex nhận định IoT phát triển sẽ giúp tăng cường và làm chủ về dữ liệu và AI, nhưng thị trường mới ở bước "chạy đà", chưa bùng nổ tại Việt Nam.  

Tại sự kiện về IoT ở Hà Nội ngày 2/8, ông Nguyễn Đức Quý, Tổng giám đốc Vconnex đánh giá IoT (Internet vạn vật) là lĩnh vực quan trọng trong chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0. "Chuyển đổi số lấy dữ liệu làm trung tâm, nhưng để có dữ liệu cần IoT làm đường dẫn", ông Quý nói.  

Theo ông, thị trường IoT Việt Nam có thể đạt 8,5 tỷ USD vào 2027. Việt Nam hiện có hạ tầng viễn thông rộng khắp, nhiều sản phẩm IoT ra đời là mảnh ghép giá trị cho việc phát triển lĩnh vực này. Sự phát triển của IoT, đặc biệt là thiết bị made in Vietnam, sẽ giúp Việt Nam có thể làm chủ dữ liệu lớn, là cơ sở để làm chủ các giải pháp về AI trong tương lai.

Giải pháp nhà thông minh của Việt Nam tại sự kiện AI4VN do VnExpress tổ chức năm ngoái. Ảnh: Tuấn Hưng

Tuy nhiên, thị trường "vẫn đang ở bước chạy đà, chưa thực sự bùng nổ". Rào cản đến từ nhiều yếu tố, như các bên làm IoT vẫn hoạt động độc lập, đơn lẻ, dẫn đến khó phát triển lớn. Thị trường ở giai đoạn đầu thiếu những đơn vị có bề dày uy tín dẫn dắt. Ông Quý cho rằng hướng đi các doanh nghiệp IoT Việt có thể lựa chọn là tập trung phát triển giá trị cốt lõi, sau đó kết nối với nhau để mở rộng với tốc độ cao. Đây là lý do họ hợp tác cùng MobiFone để tận dụng thế mạnh về hạ tầng viễn thông, hệ sinh thái dịch vụ có sẵn.  

Đại diện MobiFone cũng cũng đánh giá thị trường IoT có dư địa phát triển lớn, nhưng để phát triển lâu dài, các bên cần xây dựng sản phẩm trên nền tảng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ví dụ, chuẩn oneM2M mà Vconnex đạt được là "điểm quan trọng" thuyết phục công ty đi đến hợp tác. oneM2M ra đời năm 2012 với mục tiêu giảm sự phức tạp khi tích hợp các thiết bị và ứng dụng IoT, thông qua việc tạo ra một khuôn khổ chung và định nghĩa các giao diện chuẩn hóa. Tiêu chuẩn này được nghiên cứu bởi tám tổ chức CNTT lớn trên thế giới với hơn 200 thành viên là các tập đoàn viễn thông công nghệ.  

Hai bên dự kiến hợp tác cung cấp giải pháp như nhà thông minh, nông nghiệp thông minh, nhà máy thông minh, báo cháy thông minh, tiến tới phục vụ giải pháp lớn hơn như thành phố thông minh.  

Tại hội thảo M2M IoT vào tháng 6, đại diện Viettel cũng cho biết IoT tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với thế giới. Trong khi toàn cầu có 15 tỷ kết nối Internet vạn vật, tức trung bình mỗi người đang kết nối với gần hai thiết bị thông minh qua Internet, tỷ lệ ở Việt Nam bằng 1/20. Theo Deloitte, số người dùng thiết bị IoT tại Việt Nam hiện đạt dưới 4 triệu. Con số này dự kiến tăng lên gần 15 triệu vào năm 2027. Ba thách thức được các chuyên gia chia sẻ gồm nhân công quá rẻ dẫn đến việc doanh nghiệp ưu tiên sử dụng người hơn máy móc; các công ty chuyên về IoT gặp khó vì chi phí vận hành và phát triển sản phẩm, dẫn đến thiếu sản phẩm chất lượng và giá phù hợp. Ngoài ra, còn thiếu các bài học thành công khi ứng dụng IoT.

 

Theo Lưu Quý

Nguồn: Báo VN Express

Bài viết cùng danh mục:

Apple dự định đầu tư vào OpenAI
Apple dự định đầu tư vào OpenAI
31.08.2024

Sau khi công bố hợp tác đưa ChatGPT lên iOS...

Lý giải cho thành công của Black Myth: Wukong - Tỏa sáng từ
Lý giải cho thành công của Black Myth: Wukong - Tỏa sáng từ "trong trứng"?
30.08.2024

Black Myth: Wukong vẫn đang là cái tên có sức...

Sếp Meta nói về phát triển AI có trách nhiệm
Sếp Meta nói về phát triển AI có trách nhiệm
29.08.2024

Tiến sĩ Rafael Frankel chia sẻ định hướng phát triển...

Đã có thể chuyển nhạc từ Apple Music sang YouTube Music
Đã có thể chuyển nhạc từ Apple Music sang YouTube Music
27.08.2024

Apple giúp người dùng chuyển danh sách phát nhạc sang...

Tags

FPT
AI
iOS
NUC
AWS
5G
RAR
ROG
HP
VNG
MSI
LG
AKA
GPU
TV
IoT
2G
X
BYD
NCP
×
×
Bạn vừa thêm Giầy cao gót Valentino 07 vào giỏ
Hiện đang có 3 sản phẩm trong giỏ hàng
SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
Giầy cao gót Valentino 07 36 12000000
36000000

Thêm vào giỏ hàng thành công!

Xem giỏ hàng

Product name

100000đ
Xem giỏ hàng